Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Phát huy sức mạnh trí thức trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0


Đó là chủ đề của Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất năm 2018 vừa chính thức khai mạc vào 28/11/2018, tại TP Đà Nẵng do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.Tham dự diễn đàn có ông Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

   

Với nội dung, chương trình giá trị, thiết thực, Diễn đàn đã thu hút hơn 200 trí thức trẻ đang sinh sống, làm việc tại 21 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là những trí thức trẻ làm việc ở 52 chuyên ngành khác nhau, với 27% đại biểu là tiến sĩ, phó giáo sư; 35% đại biểu là thạc sĩ; 33% là cử nhân, kỹ sư, bác sĩ và 5% là các sinh viên năm cuối có thành tích đặc biệt xuất sắc.

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Hiện nay, việc tham gia vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước có sự đóng góp vô cùng quan trọng của đội ngũ trí thức trẻ, Đảng, Nhà nước và nhân dân vô cùng trân trọng những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đang tạo ta những chuyển biến sâu sắc, toàn diện trong đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra thời cơ và thách thức đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy, T.Ư Đảng và Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ sớm xây dựng tiếp cận, chủ động nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, xác định rõ quan điểm tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để lợi thế thương mại để phát triển nhanh và chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược có lợi thế cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin...”.

   

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Vinamilk nhận bằng khen của Thủ tướng về phát triển tam nông bền vững

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đã vinh dự được nhận bằng khen từ Thủ tướng Chính Phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển nông nghiệp, giúp nông dân.

  
Ông Trịnh Quốc Dũng – Giám đốc Điều hành Vinamilk nhận bằng khen và hoa từ ông Cao Đức Phát – Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung Ương và ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 26/11/2018, trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến tổng kết toàn quốc và triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra tại Hà Nội, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đã vinh dự được nhận bằng khen từ Thủ tướng Chính Phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển nông nghiệp, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo thông qua chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW là sự kiện nhằm đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, những thành tựu đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Là công ty sữa lớn nhất Việt Nam và được tin dùng bởi đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước, Vinamilk đã và đang đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để tập trung đầu tư hai hạng mục lớn nhằm góp phần giúp công ty đạt mục tiêu doanh số 80 ngàn tỉ đồng vào năm 2021, đó là nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng các trang trại chăn nuôi bò sữa.

Hiện tại, Vinamilk đang sở hữu hệ thống 10 trang trại chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đều đạt chứng nhận Global GAP – tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Theo tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu thế giới Bureau Veritas (Là đơn vị dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận quốc tế có trụ sở tại Pháp) thì Vinamilk đang sở hữu “Hệ thống trang trại đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P lớn nhất Châu Á”. Trang trại bò sữa organic của Vinamilk tại Đà Lạt là trang trại bò sữa organic theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu đầu tiên tại Việt Nam (do tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận).

Với kế hoạch phát triển các trang trại, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) hiện lên tới khoảng 120.000 con, với sản lượng khoảng 800 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.
Khu trưng bày của Vinamilk thu hút được nhiều khách đến tham quan và tìm hiểu về công ty
Phát triển nông nghiệp bền vững cũng là mục tiêu Vinamilk hướng đến, báo cáo phát triển bền vững định kỳ được đảm bảo bởi các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy các trang trại Vinamilk đã áp dụng hiệu quả hàng loạt công nghệ cao trong phát triển bền vững : năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, biogas), tiết kiệm năng lượng và tài nguyên ( hệ thống điều khiển làm mát tự động, đèn Led, hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi).. từ đó sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cũng chính vì những sự nỗ lực trong chiến lược phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường mà vào ngày 22/11 vừa qua, trong Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2018 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, cũng đã được vinh danh là Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp bền vững.
Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt - trang trại bò sữa hữu cơ đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU) đầu tiên tại Việt Nam.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Máy bay động cơ ion, không gây tiếng ồn cất cánh thành công

Máy bay bằng ion lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek, trong đó những con tàu vũ trụ âm thầm lặng lẽ “trôi” trong không gian chẳng có lấy một tiếng động nào.

Ảnh đồ họa chiếc máy bay bằng động cơ ion lần đầu tiên trong lịch sử.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Việt Nam sẽ xuất khẩu sữa sang Trung Quốc từ 2019

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết nước này đã soạn thảo xong Nghị định thư để nhập khẩu chính thức sữa từ Việt Nam.

   
                                                 Nhà máy sữa của Vinamilk tại Thanh Hóa

Thông tin tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn mới đây, ông Đoàn Minh Khôi, Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc cho biết phía Trung Quốc đã soạn thảo xong Nghị định thư để nhập khẩu sữa Việt Nam. Sau khi Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương cho ý kiến, văn bản sẽ được ký kết nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4/2019.

Trong năm sau, khi mặt hàng sữa của Việt Nam có mặt, Đại sứ quán dự kiến chủ trì Ngày hội sữa Việt Nam tại Trung Quốc vào khoảng tháng 5-6/2019 để quảng bá sản phẩm.

Ông Khôi nhận định thị trường sữa Trung Quốc rất lớn nhưng điểm yếu là chất lượng chưa được tin cậy. Sau khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melamine, người dân Trung Quốc nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước, chất lượng bò cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm. Do vậy, Australia và New Zealand đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa nước này. Sữa Việt Nam vào đây có nhiều triển vọng nhưng sẽ phải cạnh tranh với hai đối thủ này.

Đến nay, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường cho biết Trung Quốc sẽ theo dõi toàn bộ khâu sản xuất, từ con giống, bãi cỏ, quy trình chăn nuôi, giám sát chất lượng cho đến khâu chế biến. Ông nhất trí đưa ba công ty sữa hàng đầu là Vinamilk, TH True Milk và Mộc Châu Milk tiên phong thâm nhập thị trường này.

Theo Bộ nông nghiệp, Trung Quốc là thị trường khổng lồ với thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD mỗi năm nên sức mua cao. Người Trung Quốc cũng có thói quen ăn đồ tươi nên nông sản Việt có lợi thế về giá cả, chất lượng. Cho đến nay, hai mặt hàng nông sản xuất nhiều nhất sang đây là gạo và trái cây.

Trong đó, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 50% tổng nhập khẩu gạo của nước này, nên khó mở rộng hơn nữa. Về trái cây, Bộ Nông nghiệp định hướng đẩy mạnh xuất các mặt hàng theo thứ tự ưu tiên gồm khoai lang, chanh leo, dừa, sầu riêng, na, roi, bưởi, măng cụt.
                                                                                                                                              Nguồn VNE

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Thủ tướng: Quản lý làm sao để DNNN phát triển xứng tầm

Chỉ ra một số tồn tại, bất cập như hiệu quả, đóng góp của nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) còn thấp, Thủ tướng cho rằng, nếu quản trị tốt hơn, đầu tư, nhất là đầu tư khoa học công nghệ tốt hơn thì đóng góp sẽ tốt hơn nữa. “Đây là điều chúng ta trăn trở”.

   
                                                    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi phát biểu kết luận Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN sáng 21/11.

Có tâm lý sợ mất vị trí, tư tưởng yên vị

Mở đầu phát biểu, trước khi nêu yêu cầu cụ thể đối với các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng chia sẻ quan điểm, liệu DNNN có cần thiết? “Tôi xin khẳng định, DNNN hết sức cần thiết cho sự phát triển đất nước, mà không chỉ chúng ta, các nước trên thế giới đều có DNNN để điều tiết, quản lý nền kinh tế”, Thủ tướng nói.

Với vai trò quan trọng đó, Thủ tướng đã có quyết định về tiêu chí phân loại DNNN, “cái nào 100% vốn Nhà nước, cái nào 75% trở lên, cái nào 51%, cái nào không cần giữ lại” như Nhà nước nắm chi phối cảng, sân bay, điện lực, 4 ngân hàng lớn để điều tiết chính sách tiền tệ, quốc phòng, an ninh, viễn thông, cao su, dầu khí…

Chính phủ đã lập ra Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà theo Thủ tướng, “đây không phải là cơ quan trung gian, gây khó khăn, ách tắc cho sản xuất kinh doanh. “Anh quản lý làm sao để doanh nghiệp phát triển, xứng tầm vai trò chủ đạo của nền kinh tế, chứ không phải càng ngày càng teo tóp, đi xuống”.

Và trước một số ý kiến cho rằng, làm trong DNNN thì ít phải suy nghĩ, lo lắng, Thủ tướng chia sẻ, “tôi thông cảm, thực ra nhiều anh em rất lo nghĩ. Có nhiều đơn vị phát triển tốt nhưng cũng có đơn vị có cùng tính chất nhưng lại sụt giảm nghiêm trọng. Cho nên người quản lý rất quan trọng”. Thủ tướng nhấn mạnh, DNNN hoạt động theo kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo quy luật giá trị, từ tiền lương, đến giá cả, chứ không hành chính hóa DNNN và sử dụng mệnh lệnh hành chính, trừ những việc Nhà nước cần thiết phải chỉ đạo.

Thủ tướng nhìn nhận, công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật ở 2 điểm: Góp phần ổn định vĩ mô, tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước và giảm số lượng DNNN (từ trên 12.000 xuống còn dưới 600 doanh nghiệp). Thủ tướng nêu rõ “thà ít mà tốt”.

Đồng thời, Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý một số điểm bất cập, tồn tại, là hiệu quả, đóng góp của nhiều DNNN còn thấp. Nếu quản trị tốt hơn, đầu tư nhất là đầu tư khoa học công nghệ tốt hơn thì đóng góp sẽ tốt hơn nữa. Đây là điều chúng ta trăn trở. Bên cạnh đó, còn nợ xấu, thua lỗ, thất thoát lớn. Tính công khai, minh bạch, kiểm tra, kiểm soát có nhiều vấn đề. Băn khoăn tình trạng có tập đoàn, tổng công ty trong nhiều năm liền không khởi công công trình nào, Thủ tướng cho rằng, chúng ta “không mặc áo quá đầu” nhưng không đầu tư trong tình hình thị trường trong nước đạt gần 100 triệu dân và hội nhập sâu rộng thì làm sao phát triển được.

Những hạn chế, yếu kém này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được nghiêm; còn tư tưởng e ngại, nhận thức chưa thông trong vấn đề đổi mới khi cổ phần hóa, thoái vốn; tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, thoái vốn; tư tưởng yên vị đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới; lợi ích nhóm, tham nhũng trong cổ phần hóa, thoái vốn.

Thời gian qua, có nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực và một số vụ án khởi tố cán bộ, lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành, địa phương liên quan. Việc này có nhiều nguyên nhân, vừa do cơ chế, chính sách, vừa do lỗi buông lỏng quản lý Nhà nước trong thời gian dài, đặc biệt là lỗi chủ quan của cán bộ, tổ chức liên quan, trong đó có việc tham nhũng, tiêu cực. Quan điểm của Đảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong cổ phần hóa, thóa vốn DNNN. Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để tập trung khắc phục.

“Về phía các đồng chí, những người đứng đầu tập đoàn, tổng công ty, DNNN, những người thực hiện, cần chấn chỉnh, đổi mới mọi mặt hoạt động, đặc biệt việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định pháp luật. Chúng ta tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, một số vụ việc đang được khởi tố theo quy định pháp luật. Thủ tướng rất hiểu tình hình, thông cảm với các đồng chí nhưng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DNNN phải tập trung hơn nữa cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, không để ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội”, Thủ tướng nói.“Nếu những tập đoàn, tổng công ty có vấn đề đã được xử lý mà không cố gắng vươn lên thì các đồng chí sẽ rớt lại”.

Thủ tướng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra phải hết sức chặt chẽ, theo đúng quy định, bình thường mỗi năm một lần để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh tra kiểm tra là để doanh nghiệp làm đúng hơn, thực hiện tốt hơn các quy định, cơ chế chính sách liên quan. Xử lý vi phạm nhưng không kìm hãm sự phát triển mà chúng ta đang nỗ lực đổi mới, đặc biệt các cơ quan chức năng phải củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các đại biểu dự Hội nghị.
Kiên quyết không để tình trạng "sân trước, sân sau"

Tại hội nghị, Thủ tướng nêu các yêu cầu cụ thể đặt ra đối với các cấp, các ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN. Đó là cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Cổ phần hóa ngay cả doanh nghiệp có hiệu quả, vì theo Thủ tướng, để thu hút vốn xã hội, để nâng cao năng lực quản trị, góp phần chống tham nhũng. Cổ phần hóa phải gắn với niêm yết trên sàn chứng khoán vì quá trình cổ phần hóa dễ gây thất thoát tài sản Nhà nước, dễ tham nhũng. Chống “đi đêm” trong cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa do lý do khách quan, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết.

Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn. Có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tái diễn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng khẩn trương tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi ngay các quy định liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, quy trình cổ phần hóa, thoái vốn, các quy định về quản lý tài chính, tiền lương, đăng ký, niêm yết; quyền và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan quản lý, đại diện chủ sở hữu… “Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là tạo mọi thuận lợi về cơ chế, chính sách, pháp luật để thực hiện; trường hợp có vướng mắc thì phải rà soát, đề xuất, sửa đổi ngay; đồng thời, phải thực thi nghiêm pháp luật; không để có lỗ hổng pháp lý và tái diễn những vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn”.

   
Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN trước ngày 31/12/2018 hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định, trong đó nêu rõ tiến độ, cơ quan tổ chức thực hiện, người chịu trách nhiệm.

Trường hợp không triển khai thoái vốn đúng tiến độ đối với những danh mục đã được duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước có trách nhiệm chuyển giao về SCIC để tổ chức thoái vốn theo quy định trước ngày 31/12/2018.

Nhấn mạnh công tác nhân sự, bố trí cán bộ tại các tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng nêu rõ, cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện vốn Nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, “bố trí người làm việc chứ không bố trí người nhà”. Kiên quyết không để tình trạng "sân trước, sân sau".

Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; đặc biệt là trong ký kết và thực hiện các hợp đồng với những người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch và xử lý nghiêm các vi phạm. Kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ.

Định kỳ công bố công khai thông tin về cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước làm cơ sở để theo dõi, đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính cùng Văn phòng Chính phủ tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại Hội nghị hôm nay, hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, sớm trình Thủ tướng xem xét, ký ban hành.

“Hôm nay còn các đồng chí chưa phát biểu hết, có điều gì trăn trở hãy gửi lên cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, tháo gỡ”, Thủ tướng nói.
                                                                                                                                       Nguồn Chinhphu

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

PVN: Hoàn thiện thể chế giúp tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển

Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định, hoàn thiện thể chế sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Người dân Tây Ninh có thể làm thủ tục hành chính qua smartphone

Tây Ninh chính thức công bố triển khai thành công dịch vụ làm thủ hành chính trực tuyến trên Zalo với tên gọi “Cổng hành chính công tỉnh Tây Ninh” cho phép người dân làm thủ tục ngay tại nhà qua điện thoại di động.

   Đây được xem là một bước đột phá trong công tác cải cách hành chính và Tây Ninh là tỉnh đầu tiên trên cả nước áp dụng mô hình này. 
Điều này cho thấy sự nỗ lực lớn từ phía chính quyền tỉnh trong việc giản lược hóa hồ sơ giấy tờ, giúp người dân làm thủ tục hành chính dễ dàng và khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến ngày một nhiều hơn.

Theo mô hình này, khi người dân cần làm một số thủ tục hành chính, chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu, chụp lại và gửi qua Cổng hành chính công của tỉnh trên Zalo. Khi hồ sơ giải quyết xong, người dân sẽ nhận được thông báo và mang theo giấy tờ gốc đến cơ quan nhà nước để đối chứng, nhận kết quả và đóng lệ phí (nếu có).
Đại diện chính quyền tỉnh Tây Ninh và đại diện Zalo ký kết hợp tác

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Triển lãm quốc tế VIETBUILD lần 3 năm 2018 sắp diễn ra tại Hà Nội

Nhằm góp phần vào hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam, từ ngày 23-27/11/2018 tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng Quốc gia sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2018 lần 3 do Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng và Công ty VNREBUILD phối hợp tổ chức.

  

Tiếp nối thành công của Triển lãm quốc tế VIETBUILD lần 1 và lần 2 tại Hà Nội trong năm 2018, Triển lãm quốc tế VIETBUILD lần 3 với chủ đề Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Xây dựng & Vật liệu xây dựng đã thu hút sự tham gia của 1.600 gian hàng với sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến của gần 450 doanh nghiệp, trong đó có 273 doanh nghiệp trong nước, 108 DN liên doanh, 60 doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Canada, Úc, Thụy Điển, Bỉ, Ý, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Việt Nam...

Triển lãm sẽ giới thiệu, trưng bày các sản phẩm đa dạng và phong phú của ngành Xây dựng như: Các dự án bất động sản, hệ thống cho ngôi nhà thông minh, thiết bị điện, công nghệ chiếu sáng xanh, cửa và phụ kiện cửa; Tấm ốp tường 3D, trần nhôm và phào nẹp PU, nội thất ngập khẩu, thiết bị vệ sinh, đèn trang trí cao cấp; Gạch Mosaic trang trí, gạch kháng acid, vật liệu cách âm, cách điện, vật liệu chống thấm, cùng nhiều sản phẩm khác như thiết bị cầm tay, hệ thống giàn năng lượng mặt trời, thiết bị đo đạc – khảo sát… Vì vậy, khi đến với triển lãm, khách tham quan có thể tiếp cận một cách đầy đủ các nhu cầu cần thiết để xây dựng một ngôi nhà từ nhiều thương hiệu chính hãng nổi tiếng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo Ban tổ chức, điểm sáng của triển lãm lần này là sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới, sản phẩm thông minh với công nghệ mới nhất. Hầu hết các sản phẩm đã được các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư vào các dự án về bất động sản; các sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất có mẫu mã mới, tính năng cùng chất lượng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu xây dựng, trang trí nội ngoại thất ngày càng phát triển.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là triển lãm lần này có sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành, trong đó, số lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia ngày càng đông; số gian hàng lần này tăng gần 100 gian hàng, các doanh nghiệp tham gia cũng nhiều hơn với các sản phẩm đa dạng và phong phú cùng các tính năng vượt trội hơn so với triển lãm cũng thời điểm này năm 2017.

Cũng trong khuôn khổ Triển lãm sẽ có nhiều chương trình, hoạt động phong phú và thiết thực phục vụ các doanh nghiệp như: Diễn đàn doanh nghiệp – Hội nghị khách hàng; chương trình Giao lưu, gặp gỡ giữa các Sở, ban ngành, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh phía Bắc, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cùng với các tập đoàn, doanh nghiệp tại triển lãm… nhằm tạo cơ hội cho các bên tìm hiểu về sản phẩm, công nghệ cũng như năng lực của nhau, từ đó hợp tác để cùng nhau phát triển.

Tiếp nối sự thành công của các triển lãm quốc tế VIETBUILD trước đây, triển lãm lần này về Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Xây dựng & Vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều thành công, giúp các doanh nghiệp kết nối được với nhau và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế lớn, cùng phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 23/11 và kết thúc vào ngày 27/11/2018.
                                                                                                                                                Quỳnh Anh

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Thái Bình chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK & HQ), những năm qua, đặc biệt là năm 2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hội nghị tuyên truyền sâu rộng về SDNLTK&HQ đến các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp hướng dẫn người dân xã Minh Tân sử dụng thiết bị tiết kiệm điện và hiệu quả.
Tại các hội nghị, ngoài việc được hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị gia dụng sao cho hiệu quả, tránh lãng phí năng lượng, các giảng viên của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đã tổ chức giao lưu với người dân thông qua những câu hỏi về sử dụng năng lượng, rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Những phần quà là các thiết bị điện dành cho người tham gia đã tăng thêm tính kích thích, hấp dẫn khi tìm hiểu về vấn đề tiết kiệm năng lượng (TKNL) và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Ông Hà Văn Hải - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết: “Triển khai Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 của UBND tỉnh về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, Trung tâm đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của cộng đồng về SDNLTK&HQ. Trong năm 2018, Trung tâm đã và đang tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền TKNL cho đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy và thành phố Thái Bình, qua đó, góp phần chuyền tải tới mọi người thông điệp về TKNL, bảo vệ môi trường sống của chính mình”.

Có mặt tại UBND xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ trong một buổi phổ biến tuyên truyền về TKNL do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình tổ chức, chúng tôi đã được chứng kiến không khí sôi nổi và hưởng ứng của hơn 200 người dân nơi đây. Ông Ngô Doãn Ba (thôn Hậu Thái) chia sẻ: “Đến với hội nghị, tôi cũng như người dân đã được giảng viên phổ biến về luật SDNLTK&HQ; hướng dẫn một số kiến thức cơ bản và phương pháp sử dụng các thiết bị điện như: Hệ thống chiếu sáng, ti vi, tủ lạnh, điều hòa, quạt điện, bình nước nóng, máy công nghiệp... đạt hiệu suất tối ưu; tư vấn một số kỹ năng lựa chọn, sử dụng các thiết bị có công nghệ tiết kiệm điện; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các loại năng lượng như gas, xăng, than; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tận dụng năng lượng mặt trời và tái tạo năng lượng từ những chất phế thải trong sản xuất, chăn nuôi phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt đời sống. Sau hội nghị, tôi sẽ chia sẻ lại những kiến thức hữu ích này cho tất cả các thành viên trong gia đình và bà con chòm xóm để cùng nhau chung tay SDNLTK&HQ”.

Đông đảo nhân dân trong xã Minh Tân tới tham dự Hội nghị tuyên truyền về SDNLTK&HQ do Trung tâm Khuyến công Thái Bình tổ chức. 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2017

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 7 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017.

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Làn gió mới cho công nghiệp hỗ trợ

Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, hướng tới tự động hóa; đồng thời tăng cường liên kết để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu… Đó là những tín hiệu đáng mừng, tạo “làn gió mới” trong lĩnh vực này.

   

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Bàn giao VNPT và Mobifone về Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước

Chứng kiến lễ bàn giao 2 doanh nghiệp lớn của Bộ Thông tin và Truyền thông về Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục lớn mạnh, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế số của Việt Nam.

   
                                    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ

Buổi lễ diễn ra chiều nay tại Trụ sở của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Nguyễn Hoàng Anh và lãnh đạo một số bộ, ngành, lãnh đạo của 2 doanh nghiệp VNPT và Mobifone.

Phát biểu tại lễ bàn giao, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và tới nay, các bộ, ngành đã lần lượt chuyển giao các doanh nghiệp trực thuộc về Uỷ ban xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước là tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý doanh nghiệp.

Nhưng không vì vậy mà vai trò của các bộ bị giảm nhẹ mà để các cơ quan tập trung thực hiện tốt hơn vai trò quản lý Nhà nước, được quy định tại Điều 8 của Luật Quản lý, đầu tư và sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, việc tách bạch 2 chức năng trên cũng góp phần bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước hiệu quả hơn, tránh thất thoát, lãng phí.

Bộ TT&TT chỉ có 2 doanh nghiệp bàn giao nhưng Phó Thủ tướng cho rằng đây đều là 2 doanh nghiệp lớn có tổng tài sản trên 128.000 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là VNPT có quy mô tổng tài sản 95.633 tỷ đồng (vốn Nhà nước là trên 72.000 tỷ đồng), còn Mobifone là 32.538 tỷ đồng (vốn Nhà nước là 15.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, Mobifone đang bị chậm lại quá trình cổ phần hoá do vướng mắc trong vụ mua lại Kênh truyền hình An Viên. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị Uỷ ban phối hợp với các bên thực hiện dứt điểm hạch toán khi trả lại Kênh truyền hình này, kiểm kê, đánh giá lại tài sản và nhận bàn giao vốn chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

   

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Một tư duy mới về cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp do Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức đầu năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, hiện đang là Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã có bài phát biểu ấn tượng và sâu sắc về cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Công nghiệp & Tiêu dùng xin trân trọng trích đăng bài phát biểu đó.


   
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

- Là cái mới thay cái cũ.

- Là công ty mới thay thế các công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ.

- Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu.

Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là “LÀM NGƯỢC”. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược, nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau.

Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ.

Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0; 2.0; 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ trừ những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất.

   
                    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

- Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học.

- Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 7-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học.

- Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, ví dụ công nghiệp 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực-ảo.

- Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, ví dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%.

- Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hơn thầy.

- Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thực, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh.

- Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau.

- Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding.

- Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc.

- Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo.

- Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá.

- Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking.

- Trước đây: Tài sản quan trọng của đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm.

- Trước đây: Thước đo đi học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó.

- Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác.

   

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Ngành gỗ thấp thỏm lo vạ lây

Việc xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ – Trung Quốc khiến các doanh nghiệp ngành gỗ Việt có khả năng phải đối mặt với nguy cơ gian lận “nguồn gốc xuất xứ” và “lẩn tránh thuế” thông qua kênh đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ và nhập khẩu nguyên liệu. Mỹ có thể sẽ gia tăng các biện pháp kiểm soát đối với gỗ và đồ gỗ từ Việt Nam.

  


Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Bình Phước phải tập trung xây dựng các cụm công nghiệp

Năm 2020, Bình Phước phải trở thành tỉnh khá của cả nước, đạt thu nhập bình quân đầu người gấp đôi năm 2015.



Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Giải pháp cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TBTCO) - Hội thảo khoa học quốc tế ICYREB 2018 đưa ra các giải pháp, kiến nghị đầy đủ hơn cho vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như đào tạo tinh thần doanh nhân khởi nghiệp cho sinh viên, một mảng quan trọng trong nội dung đào tạo của các trường đại học.

   
PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính (đứng thứ 5 từ phải sang) cùng GS.Nguyễn Đức Khương và GS. Mark Holmes trao Giấy chứng nhận bài báo tiêu biểu cho các nhà khoa học. Ảnh: Đức Việt.

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Học viện Tài chính phối hợp với các trường đại học khối Kinh tế - Tài chính và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế ICYREB 2018 với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia”.

Tại hội thảo, nói về vai trò giáo dục đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay, giảng viên Trần Thị Khánh Linh - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) nhấn mạnh, cần tăng cường ươm mầm, nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân cho sinh viên. Yếu tố thái độ cá nhân và nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân. Do đó nâng cao thái độ, tinh thần doanh nhân sẽ thúc đẩy sự hứng thú đối với khởi nghiệp.

   
Toàn cảnh phiên thảo luận theo chủ đề 1: “Môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Ảnh: Đức Việt.

Giảng viên Nguyễn Thị Nhung - Bộ môn Marketing, Khoa Quản trị kinh doanh (Học viện Tài chính) cho biết, hiện nay nước ta đang có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm 98%, đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, góp phần giải quyết hơn 50% số việc làm cho xã hội. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn có kế hoạch quốc gia và các chính sách hỗ trợ các DNNVV phát triển kinh doanh.